Các bước trong quy trình không phải là quá khó để thực hiện nhưng muốn tạo nên được những ly rượu gạo chất lượng cần phải dựa vào nhiều yếu tố về chất lượng nguyên liệu cũng như kinh nghiệm của người nấu rượu.
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu chính của rượu gạo thì chắc chắn là gạo. Gạo thì được chia ra làm 2 loại chính là gạo tẻ và gạo nếp. Chúng ta nên chọn loại gạo sau khi sát nhưng vẫn còn lại vỏ cám, vì trong vỏ cám chứa hàm lượng vitamin B1 rất cao và đồng thời giữ được hương thơm của rượu sau khi nấu.
Chọn loại gạo phụ thuộc theo nhu cầu của người nấu.Gạo nếp khi nấu cho ra chất lượng tốt hơn có mùi và hương vị thơm ngon. Nồng và cảm giác êm nồng. Còn gạo tẻ thì không thơm ngon bằng rượu nếp nhưng lại có giá thành rẻ hơn.
Bước 2. Nấu cơm rượu
Nấu cơm rượu cũng giống như nấu cơm ăn hàng ngày. Các công đoạn giống như nấu cơm nhưng cần để ý kĩ hơn đến giai đoạn ngâm gạo.
Mỗi nơi nấu rượu sẽ có bí quyết cũng như kinh nghiệm nấu khác nhau nhưng thông thường tỉ lệ nước được nhiều người áp dụng theo là tỉ lệ 1:1 gạo và nước để cơm không bị nhão và nát.
Bước 3 Trộn men
Men rượu cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của rượu. Men rượu ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều loại như men ngô, men thuốc bắc,… nhưng men thuốc bắc thường được sử dụng rộng rãi hơn vì mang lại mùi thơm và dễ bảo quản hơn.
– Men cần được lọa bỏ vỏ trấu, sau đó xay nhuyễn để rắc đều vào cơm sau khi cơm được để bớt nóng.
– Trộn đều để men phủ khắp từng hạt cơm rượu là được.
Bước 4. Ủ Khô
Cho cơm rượu đã được rắc men ở trên vào chum sành hoặc bình gốm có dung tích lớn rồi sau đó đậy nắp kín.
Sau 5 ngày, trong chum,bình sẽ bắt đàu chảy nước và cơm bắt đầu dậy mùi rượu
Nên để cơm rượu ủ ở nơi có nhiệt độ mát ( khoảng 20-25 độ C). Lý tưởng nhất thì chúng ta có thể ủ cơm rượu trong phòng điều hòa để đảm bảo nhiệt độ lý tưởng.
Bước 5. Ủ ướt
Đổ nước vào chum, bình cơm rượu với tỉ lệ 15 lít nước với 10kg gạo sau đó đậy kín để “rượu hóa” hết tinh bột và đường
Sau 1-2 tuần ủ thì chúng ta có thể tiếp tục bước tiếp theo chưng cất được rượu được rồi.
Bước 6. Chưng cất rượu
Đổ cả chum ( hoặc bình) mà ủ cơm rượu vào nồi hoặc một số nơi thường chỉ lấy nước và phần bỗng rượu vào nồi.
Đun nồi bằng than đến khi nước sôi thì hạ nhiệt độ xuống để tránh bốc hơi quá nhanh. Theo nguyên lý thì nước sẽ bốc hơi và ngưng tụ thành nước cất chảy theo ruột gà, vì vậy người ta vẫn hay gọi rượu là nước cất.
Bước 7. Hạ thổ rượu
Hiện nay có những phương pháp khử động rượu hiện đại bằng máy móc nhưng theo truyền thống thì hạ thổ rượu chính là phương pháp đẻ khử độc rượu hiệu quả nhất.
Trong quá trình chưng cất rượu có thể sinh ra những độc tố gây hại cho sức khỏe nên quá trình hạ thổ rượu theo thời fian có thể khiến các đọc tố bay hơi và chuyển hóa để rượu êm và thơm ngon hơn.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn cách nấu rượu gạo thủ công. Để biết thêm hay có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm nhiều loại rượu và kiến thức khác vui lòng xem thêm thông tin tại web.