Rượu là một trong những nét văn hóa của nhân loại và cũng là những nét đặc trưng riêng của từng vùng miền. Mỗi quốc gia mỗi vùng có cách bảo quản rượu riêng tạo nên thương hiệu và hương vị riêng biệt. Nhưng chủ yếu có 2 phương pháp bảo quản nhiều người sử dụng nhất chính là bảo quản trong chum sành và bảo quản trong thùng gỗ sồi.
1. Hạ thổ rượu trong chum sành
Hạ thổ là phương pháp dân gian được truyền qua từ thời xa xưa và đến giờ đối với rượu nấu truyền thống vẫn là phương pháp chính để bảo quản. Rượu sau khi chưng cất được đựng vào chum sành,sứ hoặc gốm rồi mang đi chôn xuống dưới đất hay còn gọi là hạ thổ.
Theo ngũ hành dân gian, hạ thổ rượu giúp cân bằng được âm dương, khiến rượu thơm và ngon hơn. Còn xét trên phương diện khoa học thì khi ngâm rượu xuống dưới dất sẽ giữ được nhiệt độ ổn định khiến chất rượu ổn định hơn dần dần chuyển hóa hết các chất andehit và methanol có trong rượu. Bởi vậy sau khi hạ thổ, rượu mềm hơn và uống ngon hơn.
2. Bảo quản trong thùng gỗ sồi
Thùng gỗ sồi thường được dùng đề bảo quản các loại rượu thượng hàng. Đây cũng là tiêu chuẩn bất di bất dịch của các loại rượu cao cấp. Rượu sai khi ủ trong thùng gỗ sồi sẽ có mùi đặc trưng cũng như cho ra màu rượu rất hấp dẫn. Theo một số nơi còn gọi phương pháp này là “gỗ hóa rượu”
Trước kia thùng gỗ sồi thường được dùng để ủ rượu vang nhưng ngày nay rượu trắng, rượu nếp khi ủ trong thùng gỗ sồi cũng cho ra hương vị và mùi thơm vô cùng hấp dẫn và khác biệt so với rượu thông thường. Màu rượu sau khi ủ cũng cho màu vàng khác biệt như màu giống như rượu whisky.